AI Có Thay Thế Các Vị Trí Product Management?
Liệu AI có thật sự thay thế các vị trí Product như ITBA, UI UX, PO PM,... hay chỉ là chiêu trò lùa gà của các trung tâm?
Hellu cả nhà! Lại là Thăng Long – Job To Be Done đây. Sau 3 tháng bận rộn với các dự án tư vấn cho các doanh nghiệp giờ mình mới xong việc để viết bài cho cả nhà. Đây là bài viết mới nhất mà mình tin cả nhà sẽ quan tâm.
Gần đây khi mình nói chuyện với các anh chị học viên đã đi làm Product có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi thì mình phát hiện ra họ gặp vấn đề “sợ bị thay thế bởi AI và các bạn trẻ ở phía dưới lại quá giỏi ứng dụng AI vào công việc” nên họ tìm tới trung tâm của mình.
Mình cũng nói thẳng với các anh chị là bên mình không dùng hết 100% AI vào công việc của Product Management mà chỉ là hỗ trợ vào một số tasks đang thủ công lặp đi lặp lại chưa hiệu quả. Nếu anh chị kỳ vọng 1 khóa học thay thế 100% tasks của PM thì bên mình sẽ không phù hợp.
Lý do tại sao mình lại nói thế:
1. AI chưa thể thay thế 100% tasks của các PO PM BA UI UX
Đúng là gần đây ra những con AI như: Product Monkey để viết PRD, Replit / Lovable / Bolt hỗ trợ để dựng Prototype và gen ra Code,… nhưng nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khá sơ khai. Thường sử dụng để dựng Wireframe / Mockup để test lấy feedback Stakeholders hoặc Customers nhanh thôi.
Hay các con như Whimsical để gen User Flow nhưng nó vẫn chưa thể đi sâu vào các nghiệp vụ của doanh nghiệp đặc thù như Logistic hay Bank. Ví dụ AI vẫn chưa thể thay thế vẽ các luồng phức tạp như BPMN 2.0 ở đấy đòi hỏi người vẽ phải hiểu về System Thinking tổng thể của cả 1 quy trình, các Business Rules, Logic nghiệp vụ của công ty mình đang làm
Thú thật mình có 1 team chuyên nghiên cứu về ứng dụng AI vào công việc của Product Management, bọn mình đã từng thử train Chat GPT / Deep Seek dựa vào Prototype + User Flow để viết User Story / Use Case. Nhưng để cover hết các ACs thì AI vẫn chưa cover được hết. Vẫn còn 1 số Acs cần sự nhúng tay của con người vào.
2. Những Công Việc AI Chưa Thế Thay Thế Được Con Người
Bọn mình tiến hành một nghiên cứu dựa trên cộng đồng hàng trăm học viên bên mình thì mình nhận ra các tasks sau AI vẫn khó có thể thay thế:
Business Sense và những quyết định mang tính đánh cược vào các solution / thị trường. Đây là thứ mà AI hiện vẫn chưa thay thế được vì bản chất Sense này được tích lũy bởi kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm trong 1 bối cảnh công việc cụ thể của người tích lũy. Người tích lũy đã phải va vấp, thất bại nhiều lần mới có thể có Sense như vậy.
Collab với các Stakeholders và đồng nghiệp. Bản chất việc xây 1 sản phẩm hay 1 tính năng không phải cứ vẽ và code là xong, nó còn liên quan tới nhiều vị trí phòng ban khác nhau để đưa nó ra ngoài thị trường. Mà sự hợp tác cần sự linh hoạt và nhạy bén của người điều phối dự án với các bên, vì chỉ cần mất lòng với 1 bên có thể khiến cho dự án bị trì trệ.
Sự thấu hiểu khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Đúng là AI có thể gen ra các JTBD / Outcomes nhưng để thật sự thấu hiểu khách hàng đang sử dụng chúng ta thì chỉ có cách chúng ta phải ra khỏi building. Vì bản thân khách hàng gặp vấn đề ở 1 bối cảnh nào đấy và những nỗi đau ấy lại bị chôn vùi trong đống ký ức lộn xộn của họ mà bản thân họ cũng quên mất rằng nó đã từng xảy ra. Những phản xạ trên cở thể khi khách hàng sử dụng giải pháp chúng AI vẫn chưa thế nào quan sát và phân tích được hết.
Job Map For Bank (AI Tạo)
3. AI Đang Sử Dụng Hiệu Quả Ở Những Tasks Như Thế Nào
Mình cùng cả team tiến hành nghiên cứu thực địa so sánh giữa con người xử lý tasks không và con người xử lý tasks kèm AI thì phát hiện ra rằng bản chất AI không thay thế mà giúp giảm thời gian các bạn làm Product làm tasks, tăng hiệu suất công việc. Ví dụ:
Thay vì khi viết User Story / BRD khi chúng ta train AI thì nó sẽ hiểu format của công ty chúng ta đang là gì, AC của User Story gồm những dạng AC gì. Nên sau khi train xong bọn mình sẽ input những thông tin đặc thù về Business Rule, Backend, Data Security, Policy / Legal,… AI sẽ dựa trên những input đấy để cover những thứ khác như AC đặc tả Front End, đặc tả luồng nghiệp vụ trên User Flow mà Product đã dựng hay Components đang có trên Prototype.
Bọn mình đã tiến hành so sánh Product Discovery của 4 dự án do 4 đội làm với AI làm theo Framework Job To Be Done thì nhận thấy rằng AI đang làm tốt hơn con người là list ra được nhiều hơn Job Steps và Outcomes. Nhưng để những Outcomes dạng Wow bọn mình gọi là khu vực “What you don’t know that you don’t know” thì con người làm vẫn tốt hơn. Tức đấy là Outcomes có độ sâu và mới lạ mà bọn mình chưa bao giờ nghĩ tới khách hàng sẽ gặp phải. Còn AI cover theo chiều hàng ngang tức là độ rộng nhiều hơn là độ sâu thì okay.
Case Study Demo Human Và AI Làm Song Song (Tăng Hiệu Suất Khai Phá Customer Needs)
Để recommend ra các solution thì mình đã sử dụng rất nhiều loại AI khác nhau nhưng nhận thấy rằng nguyên lý để hoạt động hiệu quả hơn là phải training AI hiểu theo Framework Product mình đang sử dụng. Mà training AI theo Framework không phải có mỗi vài câu Prompt mà phải có tricks and tips riêng. Cái này mình xin phép dấu nghề để share cho các bạn học viên.
Case Study Dùng Để Demo Cho Khách Của Mình Về Dùng AI Để Recommend Solution (Kết Hợp Job To Be Done)
4. Sự Lùa Gà Của Các Trung Tâm?
Còn các trung tâm hiện tại nói AI có thể thay thế 100% công việc của Product Management thì mình nói thẳng đấy là sự lùa gà để kiếm tiền trên học viên. Vì ngay các Venture Capital mình có dịp ngồi cùng thì họ cũng nói AI vẫn chưa đủ trưởng thành để thay thế con người. Các VCs đang rót vốn liên tục bất chấp việc nhiều AI chưa có Tractions chỉ là để thúc đẩy các AI phát triển nhanh hơn.
Các trung tâm đánh vào tâm lý FOMO và cảm giác sợ hãi của con người bằng các tiêu đề giật tít “AI thay thế…” hay “Công ty sa thải vì AI có thể…”.
Đúng là Gen AI và AI Agents đang thay thế và hỗ trợ được một số công đoạn trong chăm sóc khách hàng, viết content, thiết kế hình ảnh,… nhưng để nói thay thế 100% thì là điều bất khả thi. Lý do họ phải giật tít vì nếu chúng ta nhìn lại thì đằng sau họ là những công ty đang bán giải pháp hay trung tâm kiếm tiền từ giảng dạy. Các công ty giải pháp thường kết hợp với các trung tâm giáo dục tạo tâm lý lo sợ bị thay thế để từ đấy mở các khóa học giá rẻ rồi acquire users vào học. Khi users học thì họ chào hàng bán các giải pháp.
Mình đồng ý có những giải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất cho doanh nghiệp nhưng chúng chỉ giúp thay thế một số công đoạn và giảm đi số lượng người làm ở các vị trí đấy. Ví dụ thay vì đội Customer Service trước đấy có 10 người sau có AI thì chỉ cần 3 bạn CS cùng với AI. Nhưng AI chưa đủ chín muồi để thay thế hết full 10 ông CS đấy.
Còn đối với các anh chị trên 30 tuổi có mà AI không có chính là kinh nghiệm trên chiến trường xây dựng Product, kinh nghiệm làm việc với các Stakeholders, kinh nghiệm thấu hiểu khách hàng và mọi người xung quanh. Hãy biến nhược điểm thành ưu điểm, chỉ khi chúng ta ngưng học hỏi và update bản thân thì lúc đấy AI mới biến chúng ta thành kẻ vô dụng.
Kết Lại
Tóm lại, mọi người hãy xem AI như một công cụ đắc lực để hỗ trợ công việc làm Product của mình. Và nên nhớ rằng chúng ta là những người xây dựng ra AI Product nên sẽ khó bị thay thế hơn. Chúng ta dễ bị thay thế nếu chưa ta ngưng update kiến thức mới và trau dồi kinh nghiệm.
Thông tin thêm về mình:
Mình có một thời gian trải nghiệm làm tại các công ty như Onpoint, VnExpress, KAS, Zalo. Mình cũng hiện là Trainer và quản lý chất lượng khối Product Manager của 1 trung tâm đào tạo công nghệ lớn tại Việt Nam. Đồng thời mình cũng đang là một trong những người tiên phong tư vấn ứng dụng bài bản Job To Be Done cho các Bank và công ty công nghệ tại Việt Nam. Một số mình tư vấn đã ứng dụng như Momo, Chợ Tốt, BIDV, Vua Nệm… và một số công ty Startup AI khác. Background của mình thật ra không dính tí gì tới Product cả :v Mình học Quantitative Finance rồi lên Master mình học Applied Economic and Data Science của chương trình Erasmus University Rotterdam với UEH. Mình có một bài viết liên quan về “Hấp thụ công nghệ và bằng chứng về Hội Tụ Câu Lạc Bộ” tại hội nghị Kinh Tế Châu Á, được đăng trên tạp chí khoa học JABES. Mình thấy khá hứng thú về hấp thụ công nghệ nên từ đấy mình chuyển sang làm công nghệ và Product luôn là thế. Mình là dân dữ liệu và định lượng nhưng mình lại có niềm đam với việc tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng.
Mình có 2 công ty: 1 công ty về Education, 1 công ty về cửa hàng đồ ăn. Bạn nào ở HCM có thể qua ăn ủng hộ :D
Cộng Đồng Job To Be Done:
Các kênh và group có tên “Job To Be Done Viet Nam” hoặc Job To Be Done VN” hầu như là của mình nên mọi người search là ra.
Linkedin của mình:
Đăng ký để đọc nhiều bài viết hay hơn!!!